Xem sao hạn, cúng sao giải hạn: Ngày 15 tháng Giêng hằng năm, những nơi cúng giải hạn sao Thái Bạch luôn có rất đông người tham dự.
Xem sao hạn: Họa, phúc không ở sao chiếu mệnh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Ngày 15 tháng Giêng hằng năm, những nơi cúng giải hạn sao Thái Bạch luôn có rất đông người tham dự. Bởi theo quan niệm, ngày rằm (15) theo Lịch vạn niên là ngày sao Thái Bạch giáng trần.

 
Xem sao han Hoa, phuc khong o sao chieu menh hinh anh
 
Ngày này, người Hà Nội thường quen với cảnh hàng vạn người đến chùa làm lễ giải hạn. Nhiều ngôi chùa, người đến làm lễ ngồi chật kín từ trong chùa ra đến lòng đường, vỉa hè khiến giao thông ùn tắc nghiêm trọng.


Muốn hết "vận đen", phải cúng giải hạn?

  Theo nhà nghiên cứu văn hóa, nguồn gốc lễ dâng sao giải hạn xuất phát từ quan niệm trong Đạo giáo của Trung Quốc. Theo đó, sẽ có 9 ngôi sao chiếu mệnh vào con người.   Trong đó có các sao xấu như: La Hầu, Thổ Tú, Kế Đô, Thái Bạch, Vân Hán. Các sao tốt như Thủy Diệu, Thái Dương, Thái Âm và Mộc Đức. Mỗi năm có một vì sao chiếu mạng vào một tuổi của từng người. Theo chu kỳ 9 năm, sẽ trở lại sao ban đầu.   Cũng theo quan niệm, người nào bị sao xấu chiếu mệnh sẽ gặp “vận hạn” trong cả năm đó. Muốn hết vận đen phải làm lễ cúng sao giải hạn.   Đặc biệt sao Thái Bạch được cho là “xấu nhất trong các sao xấu”, gắn liền với câu “Thái Bạch quét sạch của nhà”. Nếu người nào bị sao Thái Bạch chiếu, trong năm nay sẽ gặp hạn về sức khỏe, mất tiền của, không làm ăn được...   Cũng như vậy, dân gian có câu “nam La Hầu, nữ Kế Đô” để nói về vận hạn của người bị các sao này chiếu mệnh. Sao La Hầu mang vận hạn hay bị vu oan, thị phi, nói không thành có, mọi người nếu gặp trường hợp này thì không nên nói lại mà im lặng… Sao Kế Đô mang vận hạn họa vô đơn chí, đau khổ buồn rầu, hao tài tốn của...  

"Gieo nhân nào, gặt quả đó"

  Theo Thượng tọa Thích Thiện Tâm - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, dâng sao giải hạn là tập quán xuất phát từ Trung Quốc. Đạo Phật không có quan niệm dâng sao giải hạn và cũng không có quan niệm sao chiếu mệnh nào tốt, sao nào xấu.   Do vậy, người nào bị “sao xấu” chiếu mệnh không cần phải lo lắng, người nào có sao chiếu mệnh tốt không được chủ quan mà thiếu cẩn trọng trong hành động suy nghĩ. Cũng như vậy, không có ngày tốt, ngày xấu, tháng tốt, tháng xấu. Ví dụ, trong ngày tốt mà con người ta làm việc xấu thì lại chính là ngày xấu với người đó.   “Họa phúc của con người không phải do sao tốt hay sao xấu chiếu mà do chính hành động, lời nói, suy nghĩ của mình gây ra”, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam bày tỏ.   Thượng tọa giải thích, theo luật nhân – quả trong Phật giáo, người “gieo nhân nào gặt quả đó”. Nếu hành động, lời nói, suy nghĩ tốt sẽ tạo được “nghiệp” tốt, từ đó gặp may mắn, điều tốt lành. Ngược lại sẽ tạo “nghiệp” xấu, từ đó gặp tai ương, vận hạn.   Thượng tọa khuyên mỗi người trước khi làm việc gì nên cân nhắc, xem xét xem việc mình làm có gây hại mình hại người hay không? Nếu làm hại cho người khác thì đừng có làm.   Theo Thượng tọa Thích Thiện Tâm - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiện tại các chùa làm lễ ngày 15 Âm lịch cho người dân đến dâng sao giải hạn thực chất là Lễ cầu an của Phật giáo.    Thượng tọa giải thích, cầu an ở đây không phải là cầu xin, van xin để được bình an, mà là nhắc lại lời Phật dạy, hướng mọi người làm theo lời Phật để đạt được mong muốn bình an, an lạc.     Nhà nghiên cứu văn hóa, TS Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian cho rằng, ngày càng có nhiều người đi dâng sao giải hạn, đặc biệt, phải kể đến giới doanh nhân, người làm ăn buôn bán...   “Do tâm lý bất an, sợ vận đen ập đến do sao chiếu mệnh nên nhiều người đi giải hạn đầu năm cho yên tâm”, ông Sơn nhận định. Tuy nhiên, ông Sơn cũng lưu ý rằng, “sao chiếu mệnh” chỉ là quan niệm về mặt lý thuyết, trên thực tế, chưa ai kiểm chứng được điều này đúng sai ra sao.   Theo ông Sơn, chưa chắc người giải hạn an toàn, người không giải hạn rủi ro. Có khi người giải hạn rồi có tâm lý chủ quan nên hỏng việc. Người không dâng sao giải hạn làm gì cũng cẩn thận nên dễ thành công.   Cúng giải hạn đầu năm chỉ là biện pháp tâm lý để mỗi người cảm thấy yên tâm hơn. Ở chùa, các thầy chỉ là người trợ giúp, còn việc tự răn mình cẩn trọng, an toàn... người dân phải tự ý thức lấy.

Nếu bạn chưa biết mình có sao chiếu mệnh nào, vui lòng truy cập vào Xem sao hạn - Xem sao chiếu mệnh, cách cúng sao giải hạn để xem chi tiết! 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

sao hạn xem sao giải hạn xem vận hạn cách cúng sao giải hạn


bát trạch Sao hong loan xem tuong not ruoi bọ cạp và ma kết có hợp nhau Những cung hoàng đạo có hôn nhân viên can thiet ngũ can chi xung khắc xứ bộ vị dịch mã tính tình các sao tốt trong ngày doan con giáp sợ cô đơn van han Chọn nam sinh con các nguồn gây ô nhiễm không khí trong quã khá Tuổi xông đất đà Các linh vật phong thuỷ mang lại vận may phong thủy bếp ga nhân duyên tướng lận đận tình duyên đón Tết Đường thái dương các đồ vật mang lại may mắn Lợi ích của thạch anh Van tân VÃƒÆ khái niệm ngày bất tương tử vi tuổi Thìn Sao Thiên việt mặt trời sư tử mặt trăng bọ cạp chúc Sự nghiệp của người tuổi Tuất thuộc con giáp cuồng yêu điều nhất định phải nhớ khi yêu cung kim ngưu có hợp với xử nữ không mơ thấy nhiều rắn đánh đề lÃ Æ ánh sáng phòng bếp những sao xung khắc phát tài cách nắm tay bạn gái mâm cỗ tết bảng các sao tốt xấu theo ngọc hạp quan le vu lan tranh con giáp Chòm sao vui nhất tháng 12 tử vi trọn đời người sinh ngày Mậu văn khấn lễ thần tài Khuon mat